NƯỚC SẠCH NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÁNG ĐƯỢC QUAN TÂM

Posted by at 22 Tháng Ba, at 04 : 56 Sáng In

Theo ước tính, tổng lượng nước trên trái đất vào khoảng 1.386 triệu km3, tuy nhiên, trên 96% số đó là nước mặn. Trong số hơn 3% nước ngọt còn lại, 68% lại tồn tại dạng băng và sông băng; 30% là nước ngầm. Nguồn nước mặt trong các sông hồ chỉ chiếm khoảng 93.100km3. Theo các số liệu được Diễn đàn Quốc tế về Nước cung cấp vào năm ngoái, hiện còn 4 tỷ người trên trái đất không có nước ngọt để dùng 24/24 giờ và có tới 3 tỷ người không có máy nước trong nhà. Đến năm 2025, con số này sẽ tăng gần gấp đôi.

1. Hiện trạng thiếu nước hiện nay

Khan hiếm nguồn nước sạch hiện nay
Khan hiếm nguồn nước sạch hiện nay

Trong khi dân số không ngừng tăng thì các nguồn nước ngọt lớn lại đang ngày càng bị thu hẹp. Qua nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với trái đất và loài người, các nhà khí tượng thế giới dự báo vào cuối thế kỷ này, sông Danube ở châu Âu sẽ bị mất 20% lượng nước. Các sông lớn như sông Nile ở châu Phi, sông Amazon (Nam Mỹ), sông Missisipi (Mỹ), sông Ấn, sông Hằng (Ấn Độ)… và nhiều sông lớn khác trên thế giới cũng sẽ bị mất từ 10-15% lượng nước.

Ở Việt Nam mới chỉ có 11% dân số vùng nông thôn miền núi thực sự được dùng nước sạch. Tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt đã không còn quá xa lạ, bên cạnh đó, hiện tượng khai thác nguồn nước ngầm hoang phí cũng đang là một vấn đề đáng báo động tại Việt Nam.

2. Thần chết mang tên “nước bẩn”

Nước sạch và những vấn đề môi trường

Bên cạnh việc khan hiếm, nước ngọt trên thế giới bị ô nhiễm cũng khiến nguồn cung nước sạch bị giảm mạnh, gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Theo Liên Hiệp Quốc, sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh là một trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Nước bẩn là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật và khiến tới 4.000 trẻ em tử vong mỗi ngày. Việc thiếu nguồn nước canh tác cũng khiến mùa màng bị thất thu, đem đến nạn đói gay gắt kéo dài cho các nước châu Phi.

Liên Hiệp Quốc dự báo đến năm 2020, nhu cầu về nước ngọt để phục vụ cho ngành công nghiệp sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện tại; nhu cầu tiêu thụ của các hộ gia đình sẽ tăng thêm 130%; 40% trên tổng số 9 tỷ con người sẽ sống ở những vùng bị thiếu nước.

Các nhà kinh tế dự báo rằng trong tương lai không xa, nước ngọt sẽ trở thành một hàng hóa quan trọng và khan hiếm được mua bán trên thị trường quốc tế tựa như dầu mỏ, khí đốt, vàng hiện nay.

Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO) cảnh báo, trong khoảng 15 năm tới sẽ có gần hai tỷ người phải sống trong tình trạng bị thiếu nước. FAO đã kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng an toàn nguồn nước thải của các đô thị cho nông nghiệp. Nghiên cứu của FAO cho biết, đã có 50 nước trên thế giới sử dụng nước thải qua xử lý để phục vụ sản xuất nông nghiệp vì nó vừa giải quyết được nạn ô nhiễm ở các đô thị, vừa giúp nông dân tránh được chi phí khai thác nước ngầm, còn nguồn chất hữu cơ có trong nước thải có thể giúp giảm chi phí về phân bón, điển hình là ở Tây Ban Nha và Mexico.

Hiện nay các nước trên thế giới đã và đang đẩy mạnh phương pháp tiết kiệm nguồn nước sạch theo đó mỗi giọt nước ở Singapore được sử dụng hai lần, tương đương hiệu suất 50%, trong khi mục tiêu đặt ra là 70%. Tuy nhiên ở Việt Nam tình trạng hoang phí nguồn nước sạch đang là một tình trạng đáng báo động, đó còn chưa kể tới chính tay họ đang làm ô nhiễm trầm trọng nguồn nước ngọt khan hiếm hiện nay.

Tin tức

Post Your Comment